Câu chuyện khởi nghiệp 1 triệu đồng

Người đàn ông U60 khởi nghiệp với 1,7 triệu đồng đi vay, nay nắm giữ hàng ngàn tỷ

Cập nhật323
0
0 0 0
Bắt đầu “start-up” khi đã 56 tuổi, sau 17 năm phấn đấu, người đàn ông này giờ đã trở thành tỷ phú nhiều người ngưỡng mộ.

Năm 1936, cậu bé Hồ Vĩnh Căn ra đời trong một gia đình nghèo ở Tứ Xuyên (Trung Quốc). Dù hoàn cảnh gia đình không khá giả nhưng Căn vẫn được bố mẹ cho đi học. Năm 1958, Căn tốt nghiệp trường kỹ thuật không quân, có không việc ổn định nhưng gia đình vẫn chưa thoát nghèo. Năm con gái lên 10 tuổi, người đàn ông này thậm chí không mua nổi cho con một đôi giày. Cô bé phải đi chân trần đi học hàng ngày, điều này khiến ông Căn cảm thấy vô cùng đau lòng và day dứt.

lamgiau-asia-nguoi-dan-ong-u60-khoi-nghiep-voi-17-trieu-dong-di-vay-nay-nam-giu-hang-ngan-ty-1.jpgMong muốn thoát nghèo thôi thúc ông quyết tâm lập nghiệp. Năm 1990, ông bắt đầu chú ý tới ngành thu mua phế liệu. Ông phát hiện, trong số những thứ bỏ đi kia dường như ẩn chứa cơ hội kiếm tiền khổng lồ. Nếu có thể mua lại đồ bỏ đi với giá thấp rồi “kênh” thêm chút giá, bán ra thị trường thì có thể “ăn” tiền chênh lệch. 

Nghĩ là làm, ông Căn liền vay bạn bè 500 NDT (1,7 triệu đồng) mua xe đạp, 2 bên xe lắp 2 giỏ đựng lớn, vậy là một “văn phòng di động” đã hình thành. Hàng ngày, ông đạp xe khắp nơi thu mua phế liệu, sách báo cũ. 

Theo thời gian, ông Căn dần tìm ra một số hướng đi mới. Nhận thấy sách báo cũ dễ thu nhập nhưng lợi nhuận ít, trong khi đồ kim loại có thể đem lại thu nhập khả quan hơn, ông liền đặt trọng tâm vào “mặt hàng” này. Và sau thời gian dài sử dụng “văn phòng di động”, ông đã chính thức thành lập trạm thu hồi phế liệu cố định có tên “Phòng giao dịch Hoa Thanh”. 

lamgiau-asia-nguoi-dan-ong-u60-khoi-nghiep-voi-17-trieu-dong-di-vay-nay-nam-giu-hang-ngan-ty-2.jpg
Tất nhiên, chuyện kinh doanh có lúc lên thì cũng có lúc xuống. Từng có một dạo, đồ kim loại phế thải của ông Căn bị tịch thu với lý do “vật phẩm không rõ nguồn gốc”, tổn thất lên đến hơn 10.000 NDT (35,2 triệu đồng). Nhưng sau đó, cũng chính số kim loại bỏ đi này đã mang lại cơ hội “đổi đời” cho ông. 

Năng lực kinh doanh của ông Căn sau đó đã được công ty thu hồi kim loại nặng huyện Tân Tân phát hiện. Trạm thu hồi phế liệu của ông đã trở thành 1 chi nhánh của công ty này. Khi ấy, lợi nhuận của kim loại phế thải tăng mạnh, từ 3.000 NDT/tấn lên đến 4.000 NDT/tấn. Ông Căn với tư cách là cổ đông bỗng chốc sở hữu khối tài sản khổng lồ hơn 100.000 NDT (352 triệu đồng). Đến năm 1996, doanh thu của trạm Hoa Thanh của ông đạt ngưỡng 15 triệu NDT (52,8 tỷ đồng). 

17 năm trôi qua, người đàn ông nghèo khó năm nào nay đã sở hữu hơn 1 tỷ NDT (3.522 tỷ đồng). Sau khi thành công, ông Căn không hề quên “cội nguồn”, ông bắt đầu tập trung vào sự nghiệp từ thiện, từng bỏ ra 6 triệu NDT giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, trong đó chủ yếu là học sinh nghèo.
Nguồn24h.com.vn
Lượt xem22/12/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng