Đánh giá kết quả

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Cập nhật634
0
0 0 0
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là việc làm quan trọng, diễn ra một cách thường xuyên, định kỳ nhằm đưa ra cho doanh nghiệp những chiến lược phát triển, kinh doanh phù hợp với tình hình hiện tại. 4 lưu ý mà CRIF D&B Việt Nam đưa ra dưới đây sẽ hỗ trợ bạn đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp một cách tốt nhất!

1. Cần xác định được mục tiêu kinh doanh

Việc đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cần dựa trên tiêu chí mục tiêu kinh doanh ban đầu.

Mục tiêu kinh doanh cần phù hợp với chiến lược trong ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp chỉ thật sự hiệu quả khi gắn bó chặt chẽ với mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra.
Một số mục tiêu kinh doanh mà các doanh nghiệp thường hướng tới như:

♦ Dẫn đầu thị trường.
♦ Tăng doanh số.
♦ Cải thiện sự hài lòng của khách hàng.
♦ Tăng khách hàng mới.
♦ Tăng khách hàng trung thành.
♦ Tăng lợi nhuận.
♦ Chiếm lĩnh thị phần lớn hơn.



Xác định mục tiêu kinh doanh là việc đầu tiên cần làm khi muốn đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

2. Cần có các KPIs cụ thể để đo lường mục tiêu

Sau khi đã xác định được mục tiêu kinh doanh cần đánh giá thì bạn cần có các KPIs cụ thể để đo lường mục tiêu đó. 

KPIs là chỉ số đánh giá thực hiện công việc, giúp đo lường hiệu suất, kết quả theo các mục tiêu đã xác định. Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mà các KPIs cũng phải được lựa chọn phù hợp. 

KPIs thay đổi theo quy mô, tính chất của hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, KPIs được lựa chọn cần có ý nghĩa đối với doanh nghiệp, đo lường được và là công cụ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. 

Một số KPIs thường được các doanh nghiệp lựa chọn trong đánh giá kết quả kinh doanh:

♦ Đo lường doanh số.
♦ Đo lường lượng khách hàng mới.
♦ Đo lường hiệu quả tài chính.
♦ Đo lường khả năng sinh lời.
♦ Đo lường lòng trung thành và giữ chân khách hàng.
♦ Đo lường hiệu suất nhân viên.



Cần có các KPIs đo lường mục tiêu cụ thể

3. Xác định được các số liệu phù hợp

Việc đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cần được lượng hóa dưới dạng các con số. Tùy thuộc vào doanh nghiệp và mục tiêu của doanh nghiệp, bạn có thể tập trung vào các chỉ số nhất định.

Một số chỉ số hoạt động kinh doanh tiêu biểu: Chỉ số marketing, chỉ số bán hàng, chỉ số tài chính, số liệu trực tuyến… Những chỉ số này giúp chủ sở hữu doanh nghiệp, nhân viên, nhà đầu tư và khách hàng được thông báo và biết về cách doanh nghiệp đó đang hoạt động.



Cần xác định được các số liệu đánh giá kết quả kinh doanh phù hợp

4. Chọn lựa thời gian số liệu và thời điểm đánh giá phù hợp

Do những biến động trên thị trường, các kết quả kinh doanh cần đánh giá định kỳ sau một khoảng thời gian nhất định.

Do đó, thời gian chỉ số đánh giá và thời điểm lựa chọn để đánh giá là một yếu tố rất quan trọng khi các nhà quản lý đánh giá kết quả kinh doanh và ra những quyết định phù hợp với tình huống đặt ra.

Một số lưu ý khi lựa chọn mốc thời gian đánh giá: 

♦ Thời gian tính KPIs cần xác định từ đầu để thu được số liệu cụ thể.
♦ Thời điểm đánh giá kết quả kinh doanh có thể định kỳ theo tuần/tháng/quý/năm hoặc khi cần có cần có các quyết định kinh doanh, hợp tác khác.
♦ Đánh giá kết quả kinh doanh tại thời điểm hiện tại và giả định thời điểm tương lai để đưa ra những quyết định kinh doanh và điều chỉnh phù hợp. 
 
Nguồnlamgiau.asia
Lượt xem29/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng